Bulong inox là gì? Các loại bu lông inox

Bulong inox là một trong những loại bulong liên kết được sử dụng phổ biến nhất hiện nay cùng với các loại vật liệu chế tạo khác như thép cacbon hay các loại đồng, nhôm, kẽm…Bulong Inox có rất nhiều loại và kích thước khác nhau từ m1 đến m70. Bài viết này, hãy cùng Bulong Nam Hải tìm hiểu kỹ hơn về bulong inox là gì và cách phân loại bulong inox ra sao nhé!

1. Bulong inox là gì?

Bulong inox là loại vật liệu cơ khí được sử dụng phổ biến nhất trong các lĩnh vực trong đời sống hiện nay như xây dựng, cơ khí, hóa chất, lắp ráp, …Chúng có cấu tạo bởi 2 thành phần:

  • Phần đầu bu lông: có thể là các hình dạng như: lục giác ngoài, lục giác chìm, đầu tròn cổ vuông, đầu cầu, đầu bằng, đầu trụ, liền long đen, hình mắt, tai hồng (tai chuồn) …
  • Phần thân bu lông: có hình trụ tiện ren suốt hoặc ren lửng và có nhiều tiêu chuẩn ren hệ mét khác nhau. Kí hiệu là M

Bulong inox 304] – Phân loại, Ứng dụng & Báo giá

Bu lông Inox được chế tạo từ nguyên liệu chính là Inox 304 với tính chất chống ăn mòn, chịu hóa chất cao. Ngoài ra chúng còn được tạo bởi các nguyên liệu khác như inox 201, 316 và 316L. Đây là loại bu lông có khả năng chống ăn mòn hóa học hay ăn mòn điện hóa từ môi trường. Tại Nam Hải, chúng tôi sản xuất và nhập khẩu trực tiếp các loại bu lông inox đa dạng về chủng loại và có giá thành cạnh tranh nhất trên thị trường hiện nay.

2. Thành phần chất liệu cấu tạo bulong inox

Bulong inox gồm có 2 bộ phận chính:

Phần đầu: có thể là hình lục giác ngoài, lục giác chìm, đầu tròn, đầu cầu, đầu bằng …

Phần thân: là chi tiết quan trọng nhất, thân tròn hình trụ bên dưới đầu bulong. Phần này chứa các đường ren có thể là ren lửng hoặc ren suốt. Được đai ốc và long đền siết vào.

3. Vật liệu để sản xuất bulong inox

Chủ yếu là sử dụng 3 loại mác thép không gỉ sau:

  • Bulong inox mác 201: đây là loại bulong inox màu sáng bóng chịu lực tốt. Giá thành của loại sản phẩm inox 201 tương đối rẻ. Giá bán sản phẩm này chỉ nhỉnh hơn loại bu lông thép hợp kim một chút. Lý do là vì loại bulong inox 201 này về cấp bền thì tốt nhưng chịu ăn mòn thì lại quá kém. Chỉ sử dụng được trong môi trường khô ráo, không tiếp xúc nhiều với môi trường ẩm ướt.
  • Bulong inox 304: đây là loại bulong có màu sáng bóng hơn loại sản phẩm inox 201. Sản phẩm inox 304 sử dụng rộng rãi phổ biến nhất do các đặc tính chịu ăn mòn tốt. Cũng như không bị ảnh hưởng bởi vấn đề ẩm ướt. Giá thành cũng trung bình nên loại bulong này là sự lựa chọn tốt nhất thường được sử dụng nhiều.
  • Bulong inox 316: Đây là loại sản phẩm inox có giá thành cao nhất. Đơn giản là bởi vì cấp bền của bulong inox này cao hơn bulong cường độ cao 8.8 một chút. Chịu được sự ăn mòn của hóa chất và môi trường nước mặn thường xuyên. Bulong inox 316 sử dụng nhiều trong các nhà máy công nghiệp, nhà máy xử lý nước thải và cảng biển, đóng tàu thủy.

Bulong Inox - Bulong Thép Không Gỉ - Bulong Quang Thái

4. Các loại bulong inox

4.1 Bu lông inox 201

Đây là loại bulong inox được sản xuất từ vật liệu thép không gỉ có mác thép là SUS201. Nhận biết bu lông inox 201: trên mũ của bu lông sẽ chỉ có kí hiệu A2-70, không có thêm ký hiệu nào khác.

* Tính chất của bu lông inox 201

Từ bảng thành phần hóa học ta thấy bu lông inox 201 có những tính chất sau:

  • Khả năng chống ăn mòn hóa học của bu lông inox 201 là khá hạn chế, phù hợp với những nơi làm việc khô ráo, chịu ăn mòn ít.
  • Khả năng chịu lực của sản phẩm sản xuất từ bu lông inox 201là rất tốt.
  • Tính thẩm mỹ của sản phẩm được đánh giá cao như các sản phẩm khác

* Khi nào thì sử dụng Bu lông inox 201

Bu lông inox 201 có giá thành thấp nhất trong tất cả các loại bu lông inox. Loại bu lông inox này có thể sử dụng trong các điều kiện bình thường như mưa và khói xe, môi trường có độ ăn mòn thấp. Tuyệt đối không nên sử dụng đối với những môi trường dung môi và hóa chất vì bu lông inox 201 trong những môi trường này rất dễ bị ăn mòn và oxi hóa.

4.2 Bu lông inox 304

Bu lông inox 304: là loại inox được sản xuất từ vật liệu thép không gỉ có mác thép là SUS304. Đây là loại thép không rỉ có hàm lượng carbon thấp và crôm cao có tính năng chống ăn mòn tốt hơn hẳn.

Để nhận biết bu lông inox 304:  trên mũ của bulong sẽ có ký hiệu là A2-70 và có thêm ký hiệu của nhà sản xuất, ví dụ như chữ THE, JJ, W…

* Tính chất cơ bản của bu lông inox 304

  • Bu lông inox 304 có hàm lượng cacbon thấp, crom cao nên có khả năng chống ăn mòn, không bị oxi hóa ngay cả trong điều kiện khắc nghiệt, hóa chất. Đặc điểm là từ tính thấp hoặc gần như không có, có tính bền chắc vô cùng vượt trội.
  • Bulong inox 304 có tính thẩm mỹ cao với bề mặt sáng bóng, mang lại tính thẩm mỹ cao cho sản phẩm, rất phù hợp để sử dụng cho những liên kết trên bề mặt của công trình.
  • Khả năng chịu lực của bulong inox 304 cũng được đánh giá rất cao, nếu mang đi thí nghiệm về khả năng chịu lực thì một số trường hợp bulong inox hoàn toàn có thể đạt cấp bền 8.8

* Khi nào thì sử dụng bu lông inox 304?

Inox 304 thường được sử dụng để sản xuất các loại bu lông lục giác. Và gia công theo phương thức dập nguội cũng như phương thức gia công dập nóng. Để làm những loại bu lông có đường kính to và dài. Bu lông inox 304 còn được sử dụng trong các nhà máy hóa chất. Và các ngành công nghiệp khác nơi ăn mòn là mối quan tâm thường trực.

4.3 Bulong inox 316

Bu lông inox 316: được sản xuất từ vật liệu thép không gỉ có mác thép là SUS316.

Nhận biết bu lông inox 316 bằng cách trên mũ của bulong inox 316 được ghi ký hiệu là A4- 70 (hoặc A4-80) và ký hiệu của nhà sản xuất (ví dụ như THE, W, REYO,TD,…)

* Tính chất của bu lông inox 316:

  • Khả năng chống ăn mòn của vật liệu inox 316 là vượt trội. Bu lông inox 316 hay sản phẩm bất kỳ sản xuất từ vật liệu inox 316. Có thể làm việc trong điều kiện tiếp xúc trực tiếp với hóa chất ăn mòn, với nước biển.
  • Khả năng chịu lực của sản phẩm inox 316 được đánh giá rất cao. Nếu mang đi test thì sản phẩm sản xuất từ inox 316 có cấp bền tương đương với cấp bền 8.8.
  • Tính thẩm mỹ của sản phẩm là điểm chung của tất cả các loại sản phẩm sản xuất từ vật liệu inox nói chung.

Do có nhiều ưu điểm vượt trội nên bu lông inox 316 có giá thành cao hơn rất nhiều so với bu lông inox 201 và 304. Chính vì vậy, trừ những trường hợp cần thiết bắt buộc phải sử dụng bu lông inox 316. Còn không chúng ta có thể sử dụng các vật liệu bu lông inox 201 và 304 để giảm chi phí ban đầu.

* Khi nào thì nên sử dụng bu lông inox 316?

Với những nghiên cứu và kết luận đã chỉ ra. Dưới những trường hợp sau đây chúng ta phải bắt buộc sử dụng bu lông inox 316:

  • Bu lông sử dụng trong điều kiện tiếp xúc trực tiếp với nước biển, tiếp xúc trực tiếp với hóa chất ăn mòn.
  • Mối ghép yêu cầu khả năng chống ăn mòn hóa học. Và thêm cả khả năng chịu lực tốt thì càng nên sử dụng bu lông inox 316. Do bu lông inox 316 có cấp bền tương đương cấp bền 8.8. Nên khả năng chịu lực rất tốt.

4.4 Bu lông inox 316L

Bu lông inox 316L được sản xuất từ vật liệu thép không gỉ có mác thép là SUS316L.

Để nhận biết bu lông inox 316L: Trên mũ của bu lông có chữ A4-70. Và ký hiệu của nhà sản xuất (ví dụ như THE, W, REYO,TD,…). Ngoài ra, có một điểm rất dễ nhận ra đó là trên mũ có ghi rõ chữ 316L.

BULONG INOX 316 NHIỀU KÍCH THƯỚC
BULONG INOX 316 NHIỀU KÍCH THƯỚC

Tính chất của bu lông inox 316L:

Từ bảng thành phần hóa học ta có thể đưa ra được tính chất của Bu lông inox 316L như sau:

  • Khả năng chống ăn mòn của vật liệu inox 316 là cực tốt. Có thể tiếp xúc trực tiếp với những loại hóa chất ăn mòn mạnh mà không sợ bị ăn mòn hóa học.
  • Khả năng chịu lực của vật liệu inox 316L cũng được đánh giá rất cao.
  • Bề mặt sản phẩm có tính thẩm mỹ cao là điểm chung của tất cả các loại vật liệu inox chữ không riêng gì inox 316L.

Khi nào thì sử dụng bu lông inox 316L?

Dựa trên những tính chất và tính năng của mình thì bu lông inox 316 được ứng dụng như sau:

Do giá thành của bu lông inox 316L rất cao. Nên vật liệu bu lông inox 316L thông thường chỉ được sử dụng cho những công trình. Hay yêu cầu đặc biệt cao về khả năng chống ăn mòn.

Thông thường thì vật liệu inox 316L thường sử dụng trong môi trường hóa chất ăn mòn lớn như axit. Hay sử dụng để sản xuất tủ đựng hóa chất. Hoặc bu lông sử dụng phải ngâm trong hóa chất.

Đối với những mối ghép có yêu cầu khả năng chống ăn mòn không quá đặc biệt. Có thể sử dụng bu lông inox 304 hay 316 để giảm giá thành chi phí ban đầu

Trên đây là những tính chất và ứng dụng của bu lông inox giúp bạn trả lời cho câu hỏi “khi nào thì nên sử dụng bu lông inox” do chúng tôi chia sẻ. Hi vọng với những kiến thức này. Sẽ giúp cho các bạn hiểu rõ hơn về cách chọn lựa bu lông inox. Để vừa bảo vệ phù hợp với môi trường làm việc mang lại hiệu quả chống ăn mòn, chịu lực tốt nhất đồng thời phù hợp với điều kiện kinh tế. Chúc bạn thành công!

Mọi khó khăn và thắc mắc về kiến thức bu lông inox xin hãy liên hệ trực tiếp với chúng tôi theo thông tin sau đây. Để nhận được bảng báo giá ưu đãi cùng với sự tư vấn tận tình từ các chuyên gia hàng đầu của chúng tôi.

https://vancongnghiephp.com/dong-ho-do-luu-luong-nuoc-dien-tu-id61.html

https://vanmays.blogspot.com/2023/02/cach-kiem-inhhieu-chuan-ong-ho-nuoc-ien.html

https://vanmays.blogspot.com/2022/11/ung-dung-van-bi-ieu-khien-ien-kosaplus.html

https://linkhay.com/blog/406667/cach-thuc-hoat-dong-cua-van-buom-nhua-dieu-khien-dien

https://vanmays.blogspot.com/2022/11/thong-so-cau-tao-cua-van-buom-nhua-ieu.html

https://linkhay.com/blog/411911/luu-y-lap-dat-su-dung-van-cong-dieu-khien-bang-dien

https://vanmays.blogspot.com/2022/11/nhua-pvc-la-gi-loai-nhua-uoc-ung-dung.html

Mục nhập này đã được đăng trong Blog. Đánh dấu trang permalink.
Bài viết liên quan