Hiện nay, công nghệ ngày càng phát triển, có rất nhiều dòng cảm biến đã được ra đời như: cảm biến áp suất khí nén, cảm biến áp suất nước… Nhưng được nhiều người lựa chọn hơn cả vẫn là dòng cảm biến áp suất khí nén. Tuy được nhiều người biết là vậy, nhưng không phải ai cũng hiểu rõ nguyên lý làm việc, cách kết nối và những lưu ý khi sử dụng đâu. Vậy hãy cùng chúng tôi tìm hiểu chi tiết ngay trong bài viết dưới đây về vấn đề liên quan tới dòng cảm biến áp suất này nhé!
Cách kết nối cảm biến áp suất khí nén
- Kết nối cơ khí
Đối với kết nối cơ khí này thì khi ta kết nối cũng khá là đơn giản. Ta chỉ cần chọn đúng kích thước ren kết nối là có thể kết nối được. Sau đó, thì các chuẩn kết nối này với chuẩn của cảm biến áp suất: ‘G1/3”NPT, G1/4”, G1/4NPT. Và với kiểu kết nối này thì nó là kiểu dạng ren bên ngoài.
- Kết nối ngõ ra – tín hiệu điện
Đối với loại cảm biến tiêu chuẩn thì chỉ 3 loại kiểu kết nối bằng điện:
- ISO 4400
- Cable
- Plug 4 pin
Tuy nhiên, loại được mọi người sử dụng nhiều và phổ biến nhất chính là dạng 4400.
- Kết nối output 4-20mA hoặc 0 – 10V với PLC/DCS
Đối với cảm biến có 4 chân. Trong đó ta chỉ dùng 02 -03 chân: 01 và chân 02, 03, chân còn lại kết nối Mass. Khí tín hiệu ngõ ra 0 – 10V, thì chúng ta chỉ cần dùng đến 03 chân: chân 1 – nguồn dương (+), chân 2 thì sẽ làm nguồn âm (-), với chân 3 – tín hiệu output về (+).
Khi áp suất khí nén có ngõ ra là 4 – 20mA, đối với 2 dây thì chỉ dùng 02 chân: chân 01 (+), chân 02 thì (-). Với việc kết nối với PLC, ta cần phải mắc nối tiếp với nguồn điện 24V. Với kiểu mắc nối này thì cảm biến có thể truyền về PLC.
Một điểm lưu ý là nguồn cảm biến được dùng chung trên 2 dây tín hiệu 4 – 20mA. Và nguồn điện này có dãy rộng từ 8 – 32vdc. Nên với dãy rộng này thì tương thích với tất cả các thiết bị nhận.
Nguyên lý hoạt động của thiết bị
Cách hoạt động của cảm biến cũng khá là đơn giản. Và đối với một loại cảm biến áp suất nào thì nó đều có chung một nguyên lý hoạt động là chuyển đổi áp suất thành một tín hiệu điện nhỏ được truyền đi và hiển thị thành tín hiệu điện.
Trong bộ chuyển đổi áp suất, ngoài các bộ phận quan trọng thì nó có bộ phận cảm biến. Bộ phận này nó sẽ phản ứng với áp suất, tác động lên màng ngăn. Lực này nó sẽ tác dụng và làm lệch màng ngăn ở bên trong của bộ chuyển đổi áp suất. Trong đó, độ võng của màn ngăn ở bên trong nó sẽ được đo và chuyển thành công suất điện. Cái này nó sẽ cho phép áp suất được theo dõi bằng bộ vi xử lý, bộ điều khiển lập trình và máy tính cùng với các thiết bị điện tử tương tự khác.
Một số lưu ý khi sử dụng cảm biến áp lực
Để có thể sử dụng được thiết bị tốt thì ta cần phải chú ý đến những điểm sau:
- Quá áp của cảm biến
Trong bất kỳ dòng cảm biến hay là bất cứ một thiết bị nào thì nó cũng có giới hạn đo. Và đối với cảm biến lực thông thường là 1.5 lần so với thang đo cảm biến.
Đối với thông số ra range, tức là dãy đo và thông số over pressure là quá áp. Như là cảm biến 10 bar thì nó có khả năng quá áp sẽ là 15 bar. Và khi cảm biến 100 bar thì khả năng quá áp của nó sẽ là 150 bar.
- Sai số của thiết bị
Mỗi thiết bị hiện nay đều có những sai số nhất định. Đối với các sensor áp suất, thì giá trị sai số nằm trong khoảng 0.5% đến 1%.
Một số dòng cá biệt thì có sai số 0.1% đến 0.2%, được dùng trong các ứng dụng cần độ chính xác cao.
Ví dụ: Cảm biến 100 bar sai số 1% thì áp suất 100% sai số +- 1 bar/ Còn nếu cảm biến 10 bar thì sai số là +-0.1bar
- Ứng dụng đo áp lực
Và tùy theo ứng dụng mà ta chọn vật liệu cảm biến thích hợp. Vì một số cảm biến thì ta có thể dùng cho nhiều lĩnh vực.
Các vấn đề thường gặp và cách kiểm tra cảm biến áp suất
- Các vấn đề thường gặp của cảm biến áp suất
- Vấn đề chính với cảm biến áp suất là nó có thể báo tín hiệu ra sai đến bảng điều khiển hoặc là ngừng cung cấp tín hiệu hoàn toàn.
- Thứ hai, trong quá trình hoạt động thì cảm biến. Cảm biến này có thể bị tắc nghẹt tại một giá trị. Chẳng hạn như nó luôn hiển thị áp suất đầu ra ở mức 3.5 bar
- Cách kiểm tra cảm biến áp suất
- Đầu tiên, ta cần xác định loại tín hiệu đầu ra của cảm biến áp suất. Cảm biến này 0 – 10V nó có 3 cực: Cực âm; cực dương và tín hiệu. Tín hiệu có thể đo lường được giữa tín hiệu dẫn và tín hiệu cực âm.
- Tiếp theo, ta cần tìm điểm nơi mà đường dây dẫn cảm biến đi vào bộ điều khiển. Đo lường điện áp qua dây dẫn. Ta cần tìm đến tín hiệu 12V hoặc 24V thì đó điện áp cung cấp cho cảm biến.
- Cuối cùng, bạn nên quan sát giá trị tăng hoặc giảm áp suất. Từ đó, có thể điều chỉnh để phù hợp với hệ thống.
==> Xem thêm: Cảm biến đo mức nước dạng điện cực là gì?
Cách lựa chọn mua cảm biến áp suất tốt nhất
Như chúng ta đã biết thì để có thể mua được một cảm biến áp suất khí nén tốt nhất, thì chúng ta cần chú ý đến những điều sau:
- Dãy đo của cảm biến:Với dãy đó thì có rất nhiều dãy đo khác nhau. Chúng ta có thể chọn sao cho phù hợp với áp suất môi trường. Cần đo thấp hay dãy đo cảm biến là được.
Ví dụ: môi trường có áp suất là 8 bar thì ta có thể dùng dãy đo 0 – 10 bar
- Tín hiệu ngõ ra: Đối với dòng cảm biến áp suất hiện này thì nó đều có ngõ ra dạng analog 4 – 20mA. Nhưng đối với các dòng thế hệ trước thì là 0 – 10V, 0 – 5V, 1 – 5V…
- Sai số: nếu được ứng dụng của các bạn không quá khắc khe thì chúng ta cần có một loại cảm biến bình thường. Nhưng nếu cần độ chính xác thì ta nên lựa chọn loại có mức sai số thấp hơn.
- Nhiệt độ môi trường: thì thường cảm biến áp suất, nó sẽ có nhiệt độ làm việc cao nhất chính là 85 độ C. Còn nếu bạn sử dụng trong mực nhiệt độ cao hơn thì ta cần phải sử dụng đến những ống siphong.
Trên đây là những vấn đề liên quan đến cảm biến áp suất khí nén là gì? Và ta có thể thấy được rằng, loại cảm biến này có nhiều thiết bị được sử dụng. Nếu còn có thắc mắc gì thì bạn có thể liên hệ với chúng tôi qua hotline. Để được nhân viên tư vấn và hỗ trợ. Ngoài ra, chúng tôi còn cung cấp những thiết bị sử dụng cảm biến áp suất khí nén như: van bướm điều khiển khí nén, van bi điều khiển khí nén…
Cảm ơn bạn đã quan tâm và theo dõi bài viết. Chúc bạn có một ngày vui vẻ.
https://vanphukien.vn/van-buom-gang-dieu-khien-bang-khi-nen-id238.html
We will share some tips write my paper in this article on how to effectively write an urgent paper without compromising quality.