Hồ sơ đấu thầu gồm những gì ?

Nắm rõ hồ sơ đấu thầu gồm những gì giúp việc chuẩn bị cho việc dự thầu được chu đáo để tăng khả năng thắng thầu một cách cao nhất.

Hướng dẫn chuẩn bị hồ sơ đấu thầu gồm những gì?

Nhiều doanh nghiệp do không nắm rõ thông tin hồ sơ đấu thầu gồm những gì dẫn đến việc chuẩn bị thiếu chu đáo. Điều này sẽ ảnh hưởng rất lớn đến kết quả tham gia đấu thầu. Hãy cùng vanbuom.net tìm hiểu ngay thông tin về bộ hồ sơ dự thầu dưới đây để chuẩn bị cho hiệu quả.

Chi tiết hồ sơ đấu thầu gồm những gì?

Bạn muốn chuẩn bị hồ sơ để đấu thầu? Bạn không biết hồ sơ đấu thầu gồm những gì mới đảm bảo hợp lệ? Dưới đây là những giấy tờ cần có:

Chuẩn bị kỹ hồ sơ đấu thầu gồm những gì là điều rất quan trọng
Chuẩn bị kỹ hồ sơ đấu thầu gồm những gì là điều rất quan trọng
  • Đơn dự thầu. Nếu trường hợp các đơn vị đấu thầu cùng nhau hợp tác làm hồ sơ đấu thầu thì sẽ thay thế bằng giấy tờ thỏa thuận việc liên doanh đấu thầu.
  • Giấy ủy quyền cho người/đơn vị khác ký xác nhận việc dự thầu. Giấy tờ này chỉ cần thiết khi người/đơn vị trực tiếp dự thầu không có mặt. Khi đó, người/đơn vị được ủy quyền sẽ chứng minh tư cách công dân để được quyền ký xác nhận dự thầu.
  • Giấy tờ, tài liệu chứng minh được khả năng tài chính hay kinh nghiệm trong lĩnh vực liên quan tới gói thầu. Trong đó, các giấy tờ chứng minh khả năng tài chính sẽ được thể hiện thông qua số tiền mà đơn vị thu nhập được hàng tháng.
  • Bản đề xuất kỹ thuật yêu cầu khi đơn vị dự thầu trúng gói thầu và tiến hành thực hiện dự án.
  • Bản đề xuất về vấn đề tài chính như: năng lực thanh toán, loại tiền thanh toán…Bản đề xuất này là của bên dự thầu gửi đến đơn vị mở thầu để trường hợp trúng thầu thì 2 bên sẽ thuận lợi hợp tác như đề xuất.

Các nội dung quan trọng cần có trong hồ sơ đấu thầu

Không chỉ tìm hiểu xem hồ sơ đấu thầu gồm những gì mà đơn vị dự thầu còn phải nắm rõ nhiều thông tin khác. Đặc biệt là những nội dung quan trọng nhất định phải có trong hồ sơ dự thầu gửi đến đơn vị mở thầu. Đó chính là:

Mỗi hồ sơ dự thầu phải đảm bảo đầy đủ chữ ký, đóng mộc của đơn vị dự thầu
Mỗi hồ sơ dự thầu phải đảm bảo đầy đủ chữ ký, đóng mộc của đơn vị dự thầu
  • Bản chính hồ sơ dự thầu phải có chữ ký và đóng mộc (nếu có) của đơn vị dự thầu. Nếu là dự thầu liên doanh thì cần có đầy đủ chữ ký, đóng mộc (nếu có) của tất cả các đơn vị cùng dự thầu.
  • Các giấy tờ khác có liên quan. Ví như: đơn dự thầu của người/đơn vị được ủy quyền hay giấy ủy quyền…
  • Thông tin về thời gian thanh toán hay thời gian hoàn thiện gói thầu phù hợp với bản đề xuất kỹ thuật.
  • Thông tin về giá trị gói thầu phải thật rõ ràng bằng cả chữ và số. Ngoài ra, hồ sơ phải có đầy đủ thông tin về đồng tiền thanh toán, cách thức thanh toán, thời hạn thanh toán. Lưu ý, giá trị gói thầu chỉ được ghi đúng 1 giá duy nhất để đảm bảo lợi ích tốt nhất cho nhà đầu tư.
  • Các cam kết về trách nhiệm với gói thầu và thông tin bồi thường đối với các vấn đề phát sinh, sai sót từ gói thầu.
Thông tin trong hồ sơ dự thầu phải đầy đủ, chính xác
Thông tin trong hồ sơ dự thầu phải đầy đủ, chính xác

Những điều cần lưu ý khi hoàn thiện và tiến hành nộp hồ sơ đấu thầu

Ngoài thông tin hồ sơ dự thầu gồm những gì thì bạn cũng cần phải chú ý kỹ những vấn đề sau. Nó quyết định trực tiếp “số phận” của hồ sơ dự thầu đối với dự án đấu thầu. Đây là điều mà nhiều đơn vị dự thầu vẫn chưa để ý hoặc không quan tâm được đầy đủ khiến kết quả đấu thầu không được như mong đợi. Thông tin cụ thể như sau:

Hồ sơ dự thầu phải được kiểm tra kỹ nội dung trước khi nộp đến đơn vị mời thầu
Hồ sơ dự thầu phải được kiểm tra kỹ nội dung trước khi nộp đến đơn vị mời thầu
  • Thứ nhất, cần kiểm tra thật kỹ càng nội dung hồ sơ trước khi in thành văn bản để nộp đơn vị mời thầu.
  • Thứ hai, lưu lại 1 file riêng để cần dùng đến về sau. Bạn có thể chép hay tải lên email của công ty để lưu trữ.
  • Thứ ba, việc ký tên, đóng dấu trên hồ sơ đấu thầu chỉ dành cho người có thẩm quyền và tư cách mà thôi.
  • Thứ tư, cần đánh dấu số trang của bộ hồ sơ. Đồng thời, khi in nên chọn font chữ dễ đọc để tạo thiện cảm với đơn vị mời thầu.
  • Thứ năm, nên photo ra 3- 4 bản hồ sơ phụ và cho cả hồ sơ gốc cùng hồ sơ phụ vào chung 1 bìa để lưu lại và niêm phong.
  • Thứ sáu, phải đảm bảo hồ sơ đấu thầu được lưu giữ an toàn, tránh để lộ thông tin trước ngày mở thầu.
  • Thứ bảy, phải nộp hồ sơ dự thầu đúng thời hạn quy định của đơn vị mời thầu. Tránh việc nộp chậm sẽ bị bên mời thầu hủy tư cách đấu thầu.

Thắc mắc của bạn về vấn đề hồ sơ đấu thầu gồm những gì đã được https://vanbuom.net/ cung cấp chi tiết trong bài trên. Việc chuẩn bị hồ sơ càng kỹ càng và đầy đủ sẽ có tính quyết định rất lớn đến hiệu quả đấu thầu. Chính vì vậy, bạn nên tìm hiểu thật kỹ thông tin chia sẻ trên để có sự chuẩn bị chu đáo nhất.

Bài viết liên quan