Công tắc tơ là gì? Nếu bạn làm việc trong lĩnh vực kỹ thuật điện công nghiệp thì công tắc tơ là một thiết bị quá quen thuộc phải không? Hầu hết tất cả các tủ điện nào trong nhà máy đều sử dụng công tắc tơ để đấu nối tiếp qua động cơ. Trong bài viết này chúng tôi muốn chia sẻ với các bạn đang tìm hiểu về công tác cơ là gì? Cấu tạo và nguyên lý hoạt động của công tắc cơ? Làm cách nào để đấu dây từ công tắc tơ đến động cơ?
Công tắc tơ là gì?
Công tắc tơ là phiên âm thuần Việt của từ tiếng Anh “contactor“. Công tắc tơ là thiết bị trung gian để đóng và ngắt mạch điện. Công tắc tơ hoạt động giống như một công tắc bình thường nhưng nó được kích hoạt bằng điện. Ứng dụng sử dụng một dòng điện nhỏ để kiểm soát dòng điện với công suất lớn; thông qua nút bấm (bằng tay) hoặc cảm biến đóng ngắt tự động kích hoạt.
Cấu tạo công tắc tơ
Cấu tạo của contactor cũng khá đơn giản, gồm các chi tiết sau:
Các thành phần cấu tạo bằng tiếng anh mình muốn giữ nguyên bản cho chính xác. Bản dịch nghĩa và cách sử dụng từng bộ phận được giải đáp như sau:
- Dynamic Contact : Phần tiếp điểm di động và được làm bằng các vật liệu dẫn điện cao như: đồng phần được gắn chặt với phần 6
- Motivation circuit : Mạch động lực có chức năng nhận nguồn điện cấp vào. Ví dụ, dòng điện 220Vac thì tiếp điểm, dòng điện 3 pha sẽ dùng 3 tiếp điểm (3 chân vít)
- Springs : Lò xo. Nó có tác dụng hồi phục contactor trở về trạng thái ban đầu khi ngưng cấp điện vào cuộn dây của công tắc tơ.
- Inductor : Cuộn dây. Nó có tác dụng tạo ra từ trường xung quanh của nam châm điện
- Electrical : Nam châm điện được ghép lại từ các lá thép mỏng lại với nhau.
- Steel core : Lõi thép. Có cấu tạo tương tự như một nam châm điện.
- Stactic contact : Tiếp điểm tĩnh
- Motivation circuit : Đây là phần mạch động lực được đấu với tải, chẳng hạn như: motor, hệ thống chiếu sáng,…
- Control source: Nguồn cấp vào cuộn dây (hay còn gọi là nguồn điều khiển)
Thông thường, các công tắc tơ loại nhỏ có thêm hai cặp tiếp điểm thường đóng (NC) và tiếp điểm thường mở (NO) được đi kèm. Cặp tiếp điểm này nằm rời thì là loại công suất lớn, khi nào dùng thì lắp vào.
Nguyên lý hoạt động contactor
Khi cấp nguồn vào cuộn dây contactor, một từ trường được tạo ra xung quanh lõi thép (số 5). Sự hình thành nam châm điện sẽ hút kim loại (số 6) xuống. Đồng thời lò xo (số 3) sẽ bị nén lại. Vì phần lõi thép (số 6) và tiếp điểm chuyển động (số 1) được làm bằng một khối. Do đó, tiếp điểm chuyển động (số 1) được kéo xuống theo và tiếp xúc với phần tiếp điểm tĩnh (số 7) => Phần nguồn mạch động lực (số 2) sẽ được thông với mạch động lực của động cơ (số 8).
Khi ngừng cung cấp điện cho cuộn dây, lò xo sẽ đẩy lõi thép số 6 về vị trí ban đầu => Ngắt mạch điện giữa hai mạch động lực (số 2) và (số 8).
Ứng dụng công tắc tơ
+ Công tắc tơ hay còn gọi là khởi động từ. Nhưng gọi công tắc tơ là chuẩn nhất. Được sử dụng phổ biến nhất là để kết nối với động cơ một pha, ba pha đều phải được sử dụng contactor. Mục đích đảm bảo an toàn điện tránh hiện tượng hồ quang điện khi khởi động động cơ công suất lớn.
+ Ứng dụng phổ biến nhất được thợ điện công nghiệp sử dụng là nó kết hợp với rơ le nhiệt để bảo vệ động cơ. Khi dòng điện động cơ quá cao sẽ tác động thông qua rơ le nhiệt để cắt nguồn điện cấp cho công tắc. Vì vậy, mạch động lực sẽ bị ngắt.
+ Đối với mạch khởi động, động cơ ba pha có công suất lớn. Mạch khởi động có dạng hình sao để giảm dòng khởi động. Sau khi khởi động xong, nó sẽ chuyển sang mạch tam giác để hoạt động ổn định. Để hiểu thêm, hãy xem lại mạch khởi động sao – tam giác nhé.
+ Các công tắc này dùng để điều khiển hệ thống đèn chiếu sáng của thành phố theo giờ qua relay thời gian làm cho nó rất thuận tiện và dễ dàng thực hiện.
+ Còn nhiều ứng dụng nữa, các bạn hãy tìm hiểu thêm nhé!
Hướng dẫn sử dụng công tắc tơ
Nhìn tổng quan thì công tắc tơ sẽ có nhiều chân kết nối. Tất cả các công tắc của các hãng khác nhau đều có chung ký tự mặc định. Nó cũng rất đơn giản thôi, bây giờ chúng tôi sẽ phân tích các chân từ trên xuống:
- Chân A1 và A2 là 2 chân cấp nguồn cho cuộn dây của contactor. Nguồn cấp có thể là nguồn AC hoặc DC.
- Các chân L1, L2, L3 được đấu với nguồn cấp cho tải. Nó có thể là một pha hoặc 3 pha. Nó phải linh hoạt.
- Chân T1, T2, T3 sẽ đấu vào tải, chẳng hạn như: động cơ, hệ thống chiếu sáng,…
- Chân 13 và chân 14 là chân tiếp điểm thường mở (NO). Hoặc trong 1 contactor bạn có thể có 2 tiếp điểm NC và NO! Công tắc này được kích hoạt khi cấp nguồn vào cuộn dây công tắc tơ.
Một điểm cần nhớ khi sửa chữa các thiết bị điện liên quan đến công tắc tơ. Bạn nên sử dụng các thiết bị đo lường như bút thử điện hoặc VOM để xác minh chắc chắn nguồn ở đâu và tải là bao nhiêu. Một số thợ máy không làm theo đúng hướng dẫn cứ đấu lung tung cả lên. Mình sữa chữa mà cứ tự tin vào các chân không đo kiểm, sự cố xảy ra là lỗi do của mình nha các bạn!