• Van Bướm
  • Van Bướm Cơ
  • Van Bướm Điều Khiển
  • Tin Tức Van Bướm
  • Phụ Kiện Van Bướm
  • Blog
  • Liên Hệ
  • Về Chúng Tôi

Van Bướm Là Gì ? Tổng Hợp Trọn Bộ Đầy Đủ Nhất

Banner vanbuom

Trang chủ » Blog » Công tắc tơ là gì? Nguyên lý hoạt động và hướng dẫn sử dụng công tắc tơ?

Công tắc tơ là gì? Nguyên lý hoạt động và hướng dẫn sử dụng công tắc tơ?

Tháng Chín 13, 2022 by Xuân Thanh Leave a Comment

5/5 - (1 bình chọn)

Công tắc tơ là gì? Nếu bạn làm việc trong lĩnh vực kỹ thuật điện công nghiệp thì công tắc tơ là một thiết bị quá quen thuộc phải không? Hầu hết tất cả các tủ điện nào trong nhà máy đều sử dụng công tắc tơ để đấu nối tiếp qua động cơ. Trong bài viết này chúng tôi muốn chia sẻ với các bạn đang tìm hiểu về công tác cơ là gì? Cấu tạo và nguyên lý hoạt động của công tắc cơ? Làm cách nào để đấu dây từ công tắc tơ đến động cơ?

Mục Lục
  1. Công tắc tơ là gì?
  2. Cấu tạo công tắc tơ
  3. Nguyên lý hoạt động contactor
  4. Ứng dụng công tắc tơ
  5. Hướng dẫn sử dụng công tắc tơ

Công tắc tơ là gì?

Công tắc tơ là phiên âm thuần Việt của từ tiếng Anh “contactor“. Công tắc tơ là thiết bị trung gian để đóng và ngắt mạch điện. Công tắc tơ hoạt động giống như một công tắc bình thường nhưng nó được kích hoạt bằng điện. Ứng dụng sử dụng một dòng điện nhỏ để kiểm soát dòng điện với công suất lớn; thông qua nút bấm (bằng tay) hoặc cảm biến đóng ngắt tự động kích hoạt.

hình ảnh công tắc tơ

Cấu tạo công tắc tơ

Cấu tạo của contactor cũng khá đơn giản, gồm các chi tiết sau: 

Các thành phần cấu tạo bằng tiếng anh mình muốn giữ nguyên bản cho chính xác. Bản dịch nghĩa và cách sử dụng từng bộ phận được giải đáp như sau:

  • Dynamic Contact : Phần tiếp điểm di động và được làm bằng các vật liệu dẫn điện cao như: đồng phần được gắn chặt với phần 6
  • Motivation circuit : Mạch động lực có chức năng nhận nguồn điện cấp vào. Ví dụ, dòng điện 220Vac thì tiếp điểm, dòng điện 3 pha sẽ dùng 3 tiếp điểm (3 chân vít)
  • Springs : Lò xo. Nó có tác dụng hồi phục contactor trở về trạng thái ban đầu khi ngưng cấp điện vào cuộn dây của công tắc tơ.
  • Inductor : Cuộn dây. Nó có tác dụng tạo ra từ trường xung quanh của nam châm điện
  • Electrical : Nam châm điện được ghép lại từ các lá thép mỏng lại với nhau.
  • Steel core : Lõi thép. Có cấu tạo tương tự như một nam châm điện.
  • Stactic contact : Tiếp điểm tĩnh
  • Motivation circuit : Đây là phần mạch động lực được đấu với tải, chẳng hạn như: motor, hệ thống chiếu sáng,…
  • Control source: Nguồn cấp vào cuộn dây (hay còn gọi là nguồn điều khiển)

Thông thường, các công tắc tơ loại nhỏ có thêm hai cặp tiếp điểm thường đóng (NC) và tiếp điểm thường mở (NO) được đi kèm. Cặp tiếp điểm này nằm rời thì là loại công suất lớn, khi nào dùng thì lắp vào.

cấu tạo contactor rất nhiều phần

Nguyên lý hoạt động contactor

Khi cấp nguồn vào cuộn dây contactor, một từ trường được tạo ra xung quanh lõi thép (số 5). Sự hình thành nam châm điện sẽ hút kim loại (số 6) xuống. Đồng thời lò xo (số 3) sẽ bị nén lại. Vì phần lõi thép (số 6) và tiếp điểm chuyển động (số 1) được làm bằng một khối. Do đó, tiếp điểm chuyển động (số 1) được kéo xuống theo và tiếp xúc với phần tiếp điểm tĩnh (số 7) => Phần nguồn mạch động lực (số 2) sẽ được thông với mạch động lực của động cơ (số 8).

Khi ngừng cung cấp điện cho cuộn dây, lò xo sẽ đẩy lõi thép số 6 về vị trí ban đầu => Ngắt mạch điện giữa hai mạch động lực (số 2) và (số 8).

Nguyên lý hoạt động đơn giản dễ hiểu
Nguyên lý hoạt động đơn giản dễ hiểu

Ứng dụng công tắc tơ

+ Công tắc tơ hay còn gọi là khởi động từ. Nhưng gọi công tắc tơ là chuẩn nhất. Được sử dụng phổ biến nhất là để kết nối với động cơ một pha, ba pha đều phải được sử dụng contactor. Mục đích đảm bảo an toàn điện tránh hiện tượng hồ quang điện khi khởi động động cơ công suất lớn.

+ Ứng dụng phổ biến nhất được thợ điện công nghiệp sử dụng là nó  kết hợp với rơ le nhiệt để bảo vệ động cơ. Khi dòng điện động cơ quá cao sẽ tác động thông qua rơ le nhiệt để cắt nguồn điện cấp cho công tắc. Vì vậy, mạch động lực sẽ bị ngắt.

+ Đối với mạch khởi động, động cơ ba pha có công suất lớn. Mạch khởi động có dạng hình sao để giảm dòng khởi động. Sau khi khởi động xong, nó sẽ chuyển sang mạch tam giác để hoạt động ổn định. Để hiểu thêm, hãy xem lại mạch khởi động sao – tam giác nhé.

+ Các công tắc này dùng để điều khiển hệ thống đèn chiếu sáng của thành phố theo giờ qua relay thời gian làm cho nó rất thuận tiện và dễ dàng thực hiện. 

+ Còn nhiều ứng dụng nữa, các bạn hãy tìm hiểu thêm nhé!

Hướng dẫn sử dụng công tắc tơ

Nhìn tổng quan thì công tắc tơ sẽ có nhiều chân kết nối. Tất cả các công tắc của các hãng khác nhau đều có chung ký tự mặc định. Nó cũng rất đơn giản thôi, bây giờ chúng tôi sẽ phân tích các chân từ trên xuống:

  • Chân A1 và A2 là 2 chân cấp nguồn cho cuộn dây của contactor. Nguồn cấp có thể là nguồn AC hoặc DC. 
  • Các chân L1, L2, L3 được đấu với nguồn cấp cho tải. Nó có thể là một pha hoặc 3 pha. Nó phải linh hoạt.
  • Chân T1, T2, T3 sẽ đấu vào tải, chẳng hạn như: động cơ, hệ thống chiếu sáng,…
  • Chân 13 và chân 14 là chân tiếp điểm thường mở (NO). Hoặc trong 1 contactor bạn có thể có 2 tiếp điểm NC và NO! Công tắc này được kích hoạt khi cấp nguồn vào cuộn dây công tắc tơ.

Một điểm cần nhớ khi sửa chữa các thiết bị điện liên quan đến công tắc tơ. Bạn nên sử dụng các thiết bị đo lường như bút thử điện hoặc VOM để xác minh chắc chắn nguồn ở đâu và tải là bao nhiêu. Một số thợ máy không làm theo đúng hướng dẫn cứ đấu lung tung cả lên. Mình sữa chữa mà cứ tự tin vào các chân không đo kiểm, sự cố xảy ra là lỗi do của mình nha các bạn!

  • Share on Facebook
  • Tweet on Twitter

Bài viết liên quan

Tiêu chuẩn mặt bích là gì?
Tiêu chuẩn mặt bích là gì? Các tiêu chuẩn mặt bích phổ biến hiện nay
Lồ hơi tầng sôi
Lò hơi tầng sôi là gì? Lịch sử phát triển và nguyên lý hoạt động
Bộ trao đổi nhiệt calorife
Bộ trao đổi nhiệt calorife là gì? Phân loại bộ trao đổi nhiệt calorife?

Filed Under: Blog, Tin Tức Van Bướm

Reader Interactions

Trả lời Hủy

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Primary Sidebar

NHẬN KHUYẾN MÃI QUA EMAIL

Hãy đăng ký ngay để là người đầu tiên nhận được khuyến mãi qua email khi bạn đăng ký tại vanbuom!

Tin tức

Diode và cổng logic

Diode chỉnh lưu là gì? Nguyên lý hoạt động và ký hiệu diode chỉnh lưu

Tháng Mười 3, 2022

Thyristor là gì? Cấu tạo và nguyên lý hoạt động của Thyristor?

Tháng Chín 29, 2022

Máy biến dòng là gì? Cách đấu biến dòng vào đồng hồ ampe

Tháng Chín 28, 2022

Cách chỉnh cỡ chữ trong Cad? Ý nghĩa của việc chỉnh cỡ chữ trong Cad?

Tháng Chín 23, 2022

cảm biến đo mực nước

Cảm biến đo mức nước dạng điện cực là gì? Lưu ý khi mua?

Tháng Chín 20, 2022

trap girl là gì

Trap là gì ?

Tháng Chín 20, 2022

Story trên facebook là gì

Story Là Gì

Tháng Chín 20, 2022

Theo dõi trên MXH

  • Email
  • Facebook
  • Flickr
  • Goodreads
  • Instagram
  • LinkedIn
  • Medium
  • Pinterest
  • Reddit
  • Tumblr
  • Twitter
  • YouTube

Footer

Bài viết mới nhất

  • EPDM là gì? Tìm hiểu về vật liệu EPDM: kết cấu – công dụng
  • Tiêu chuẩn mặt bích là gì? Các tiêu chuẩn mặt bích phổ biến hiện nay
  • Lò hơi tầng sôi là gì? Lịch sử phát triển và nguyên lý hoạt động
  • Bộ trao đổi nhiệt calorife là gì? Phân loại bộ trao đổi nhiệt calorife?
  • Hướng dẫn cách chỉnh đồng hồ nước
  • Đơn vị hpa là gì? Những thiết bị dùng để đo đơn vị hpa?

Bình luận mới nhất

  • Proximity Sensor là gì? Các loại Proximity Sensor thường dùng? trong Vít tải là gì? Cấu tạo và nguyên lí hoạt động của vít tải?
  • Cách kết nối cảm biến áp suất khí nén chuẩn xác nhất năm 2022 trong Cảm biến đo mức nước dạng điện cực là gì? Lưu ý khi mua?
  • Lỗi autocad không bắt điểm được và hướng dẫn khắc phục trong Cách vẽ nét đậm trong cad? Ưu điểm khi thay đổi độ dày nét vẽ trong autocad?
  • Lỗi autocad không bắt điểm được và hướng dẫn khắc phục trong Auto CAD là gì? Ưu điểm và ứng dụng phổ biến

Tìm kiếm

Thẻ

cấu tạo van cánh bướm Nguyên lý hoạt động của van bướm nhược điểm van bướm phân loại van bướm ưu điểm van bướm ứng dụng van bướm

Copyright © 2023 · Van Bướm - Butterfly Valve

Chat Ngay Zalo