DCS là gì? Phân loại, cấu trúc và ưu điểm của DCS

DCS là từ viết tắt của “Distributed Control System” trong tiếng Anh, có nghĩa là “hệ thống điều khiển phân tán”. DCS là hệ thống điều khiển dây chuyền sản xuất, quy trình hoặc bất kỳ hệ thống động học nào, trong đó các bộ điều khiển không được đặt ở tập trung tại một nơi mà được phân tán trong toàn bộ hệ thống, với mỗi hệ thống con được điều khiển bởi một hoặc nhiều bộ điều khiển.

1. Phân loại hệ thống DCS

Hệ thống DCS thường được phân loại thành ba hệ như sau:

1.1 Hệ thống DCS truyền thống

Các hệ thống này sử dụng bộ điều khiển quá trình theo kiến ​​trúc riêng của nhà sản xuất. Các hệ thống cũ hơn thường đóng và ít tuân thủ các tiêu chuẩn giao tiếp của ngành công nghiệp. Các bộ điều khiển được sử dụng thường chỉ để điều khiển quá trình, vì vậy cần sử dụng kết hợp các thiết bị điều khiển khả trình PLC (bộ điều khiển logic khả trình). 

1.2 Hệ thống DCS trên nền PLC

Ngoài việc thực hiện các phép tính logic đơn giản, hầu hết các PLC hiện đại có thể làm việc với các tín hiệu tương tự và thực hiện các phép toán số học và các thuật toán điều khiển phản hồi. Các PLC sử dụng trong hệ thống điều khiển phân tán thường có cấu hình mạnh, hỗ trợ điều khiển tuần tự cùng với các phương pháp lập trình hiện đại.

1.3 Hệ thống DCS trên nền PC

So với bộ điều khiển khả trình PLC và các bộ điều khiển DCS chuyên dụng, điểm mạnh của PC nằm ở các chức năng mở, khả năng lập trình tự do, khả năng tính toán cao và đa dạng các chức năng cũng như giá thành cạnh tranh.

2. Cấu trúc hệ thống DCS

Một hệ thống điều khiển phân tán DCS bao gồm các thành phần chính sau:

2.1 Trạm điều khiển cục bộ (local control station, LCS)

Các trạm điều khiển cục bộ đôi khi cũng được gọi là đơn vị điều khiển cục bộ (LCU) hoặc trạm quá trình (PS). Chúng đảm nhận tất cả các chức năng điều khiển cục bộ thuộc cấp điều khiển. Đây cũng là nơi thực hiện mọi chức năng điều khiển cho một công đoạn. Các trạm này thường được đặt trong phòng điều khiển hoặc phòng điện liền kề với phòng điều khiển trung tâm hoặc nằm rải rác khắp khu vực hiện trường.

2.2 Trạm vận hành (operator station, OS)

Trạm vận hành được đặt tại phòng điều khiển trung tâm. Các trạm vận hành này có thể hoạt động song song và độc lập với nhau. Để thuận tiện cho việc vận hành hệ thống, người ta thường bố trí mỗi trạm vận hành theo một phân đoạn hoặc phân xưởng.

2.3 Trạm kỹ thuật (engineering station, ES)

Trạm kỹ thuật là nơi cài đặt các công cụ phát triển cho phép đặt cấu hình cho hệ thống, tạo và giám sát các chương trình ứng dụng để điều khiển và giao diện người-máy, cấu hình và tham số hóa thiết bị trường.

2.4 Hệ thống truyền thông

Hệ thống truyền thông bao gồm một bus trường và một bus hệ thống. Bus trường có chức năng ghép nối trạm điều khiển với các trạm đầu vào/đầu ra phân tán và các thiết bị trường thông minh, trong khi bus hệ thống kết nối mạng các trạm điều khiển cục bộ với nhau và với các trạm vận hành và các trạm kỹ thuật.

Ngoài các thành phần chính được đề cập ở trên, một hệ thống DCS nhất định có thể chứa các thành phần khác như trạm vào/ra từ xa, bộ điều khiển chuyên dụng, v.v. 

3. Ưu điểm hệ thống DCS hiện nay

3.1 Mức điều khiển cao

Hầu hết các hệ thống DCS bao gồm các bộ điều khiển, hệ thống mạng truyền thông. Và các phần mềm điều hành hệ thống tích hợp. Do đó, DCS có khả năng quản lý được nhiều điểm vào/ra.

3.2 Cấu hình linh hoạt

Nhờ khả năng dự phòng kép trong tất cả các thành phần, hệ thống dcs có thể thay đổi chương trình. Thay đổi cấu trúc hệ thống hoặc thêm/bớt các thành phần mà không làm gián đoạn quá trình hoặc khởi động lại nó.

3.3 Tỷ lệ lỗi thấp

Theo thiết kế, hệ thống DCS thường có hệ thống mở, khả năng tích hợp cao với nhiều PLC khác nhau. Để điều khiển máy, và các công đoạn sản xuất độc lập. Do đó, dcs của hệ thống điều khiển phân tán có tỷ lệ lỗi thấp. Do đó, việc điều khiển trong các nhà máy hoặc xí nghiệp trở nên có lợi nhuận và dễ dàng duy trì và vận hành.

3.4 Tính sẵn sàng và độ tin cậy

Hệ thống điều khiển DCS phân tán hiện đại đều có các cơ chế dự phòng, an toàn khởi động lại khi xảy ra sự cố. Cũng như các chế độ chẩn đoán, bảo trì và chỉ thị lỗi. Ngoài ra, hệ thống DCS cũng cho phép người dùng thiết lập các chế độ bảo mật để hạn chế. Và kiểm soát quyền truy cập dữ liệu và điều khiển.

Trên đây chúng tôi đã chia sẻ đến các bạn DCS là gì, phân loại, cấu tạo, ưu điểm của hệ thống DCS hiện nay. Chúng tôi mong rằng những thông tin trong bài viết sẽ giúp ích cho bạn trong quá trình học tập, nghiên cứu và làm việc. Cảm ơn các bạn đã theo dõi bài viết của chúng tôi!

https://vanmays.blogspot.com/2023/02/cac-dai-model-pho-bien-cua-ong-ho-o.html

https://vanmays.wordpress.com/2023/02/03/mot-so-meo-lua-chon-dong-ho-ap-suat-chan-sau-co-vanh-chat-luong-tot/

https://linkhay.com/blog/485478/dong-ho-do-luu-luong-dien-tu-co-nhung-loai-nao

https://www.reddit.com/user/VanMays/comments/10sempy/c%C3%A1ch_v%E1%BA%ADn_h%C3%A0nh_c%E1%BB%A7a_%C4%91%E1%BB%93ng_h%E1%BB%93_%C4%91o_l%C6%B0u_l%C6%B0%E1%BB%A3ng_h%C6%A1i/?utm_source=share&utm_medium=web2x&context=3

https://vanmays.blogspot.com/2023/01/phan-loai-kieu-ket-noi-cua-ong-ho-o-ap.html

https://linkhay.com/blog/463647/tieu-chi-phan-loai-dong-ho-do-ap-suat-khi-nen

https://vanmays.wordpress.com/2023/01/06/vi-sao-nen-dung-dong-ho-do-ap-suat-mat-dau/

https://www.reddit.com/user/VanMays/comments/104ozn3/%C6%B0u_%C4%91i%E1%BB%83m_c%E1%BB%A7a_%C4%91%E1%BB%93ng_h%E1%BB%93_%C4%91o_ch%C3%AAnh_%C3%A1p_ph%C3%B2ng_s%E1%BA%A1ch/?utm_source=share&utm_medium=web2x&context=3

Mục nhập này đã được đăng trong Van Cơ. Đánh dấu trang permalink.
Bài viết liên quan