Vật liệu EPDM là gì? Cấu tạo vật liệu EPDM có gì đặc biệt? Phân loại vật liệu EPDM? Ứng dụng vật liệu EPDM trong các lĩnh vực, trong đời sống hàng ngày? Tất cả câu trả lời sẽ được chúng tôi tổng hợp qua bài viết dưới đây, hãy cùng tìm hiểu nhé!
Vật liệu EPDM là gì?
Vật liệu EPDM có tên đầy đủ là Ethylene Propylene Diene Monomer là loại cao su đàn hồi được tổng hợp Ethylene với các monome propylene (Copolyme Ethylene propylene) hoặc một nhóm monome thứ 3 (Ethylene Propylene terpolymer). Cả 3 thành phần này đều có nguồn gốc từ khí tự nhiên hoặc dầu mỏ.
Theo nghiên cứu, EPDM được phát hiện đầu tiên vào năm 1962 và được sử dụng phổ biến vào những năm 1970. Sau đó, công ty Carlisle đã sử dụng công nghệ Du Pont để sản xuất tấm lợp cao su EPDM. Đến cuối 1980, Firestone Building Products đã sản xuất EPDM theo phiên bản riêng. Tuy nhiên đến khoảng 2,3 năm sau mới có nhà khoa học người Đức Karl Ziegler chịu trách nhiệm về bước đột phá trong sản xuất EPDM, tạo nên bước ngoặt.
Cấu tạo vật liệu cao su EPDM
Về cấu tạo, như đã phân tích ở trên vật liệu EPDM được cấu tạo từ 2 loại cao su là EPM và EDPM. Tên EPM là copolymer đơn giản gồm ethylenen và propylene. Cụ thể:
- E: Ehtylene
- P: Propylene
- M: mạch chính Polymethylene
Vật liệu cao su EPM có bản chất bão hòa nên không sử dụng được các chất kết mạng lưu huỳnh thông thường để lưu hóa. Thay vào đó sẽ sử dụng chất kết mạng peroxide với các chất kết hợp. Từ đó tạo thành loại vật liệu EPDM với D là đại diện cho monomer thứ 3, 1 diên và tạo sự không bão hòa cho phân tử.
Trong cấu trúc của EPDM có các liên kết đôi không bão hòa và được thêm vào bằng quá trình copolymer hóa ethylene và propylene với comonomer thứ 3 là diene không liên hợp. Lúc này, 1 liên kết đôi của diene sẽ tham gia vào quá trình polymer hóa và 1 liên kế đôi còn lại không phản ứng và được thêm vào nhánh của mạch chính để Terpolymer để duy trì kháng lão hóa tốt.
Đặc tính của vật liệu EPDM
- Chống va đập tốt, chống ăn mòn, độ bám dính kém nên khó khăn trong việc gia công, định hình.
- Khả năng cách điện tốt, được sử dụng tại những vị trí có điện áp cao.
- Dải nhiệt độ hoạt động tốt rộng trong khoảng -50 – 150 độ C tuy nhiên còn phụ thuộc vào hệ thống lưu hóa.
- Kháng tốt với các dung môi aceton, glycol, axit, kiềm yếu, ánh sáng mặt trời, tác động của tia ozon.
- Làm việc tốt trong điều kiện môi trường nhiệt độ cao.
- Không ứng dụng được trong môi trường tiếp xúc với các loại khoáng chất oils.
- Là loại vật liệu có tỷ trọng thấp nhất trong tất cả các loại cao su 0.86g/cm3.
- Có khả năng chống hơi nước, chống thấm nước tốt.
- Tính đàn hồi linh hoạt, dẫn điện thấp, độ bám dính kém nhưng lại dễ bám dính với kim loại.
Phân loại vật liệu EPDM
Vật liệu EPDM màu trắng
Màu sắc đặc trưng là màu trắng, nhiệt độ hoạt động tối thiểu -25 độ C, tối đa 140 độ C. Ưu điểm kháng hóa chất tốt, chống va đập, chống ăn mòn tốt, chống oxy hóa, chống tia UV, làm việc tốt trong điều kiện môi trường khắc nghiệt có nhiệt độ cao, nhiều tác động bên ngoài. Đặc biệt EPDM màu trắng còn đạt tiêu chuẩn chất lượng FDA về an toàn vệ sinh thực phẩm.
Vật liệu EPDM màu đen
EPDM màu đen có khả năng chống chịu tốt trong điều kiện axit loãng, dầu thực vật, động vật… Mức nhiệt độ hoạt động tối ưu trong khoảng -40 – 130 độ C, kháng tốt với ánh sáng mặt trời. Ứng dụng chủ yếu trong sản xuất các loại đệm làm kín, gioăng làm kín, gasket cao su lồng khe cửa…
Ứng dụng của vật liệu EPDM
Với những đặc tính tuyệt vời, hiện nay vật liệu EPDM được ứng dụng trong rất nhiều lĩnh vực khác nhau. Dưới đây là một số ứng dụng điển hình:
- Dùng để sản xuất các loại gioăng làm kín trong công nghiệp: gioăng cao su, gasket cao su, joint nắp bồn…
- Dùng làm chất cách điện trong hệ thống điện tại các nhà máy, khu công nghiệp, khu dân cư…
- Trong sản xuất các phụ tùng, bộ phận như dây nịt, dây cáp, hệ thống phanh, chất làm kín…
- Có thể dùng thay thế cho cao su Silicone và được sử dụng trong điều kiện ngoài trời, độ ẩm cao.
- Được ứng dụng rộng rãi trong lắp đặt các loại van công nghiệp(van bướm, van bi,…) có kiểu kết nối mặt bích, gioăng làm kín – đệm cao su bằng EPDM giúp làm kín, chống rò rỉ lưu chất ra bên ngoài môi trường.
Lưu ý không được dùng vật liệu cao su EPDM trong môi trường tiếp xúc trực tiếp với xăng, dầu, mỡ và hydrocacbon.
Bài viết trên đây chúng tôi đã tổng hợp những thông tin cơ bản về vật liệu EPDM cùng đặc tính, cấu tạo, phân loại và ứng dụng phổ biến hiện nay. Hy vọng sẽ giúp các bạn hiểu thêm về loại vật liệu này từ đó có thể lựa chọn đúng đắn hơn khi có nhu cầu, nhằm đáp ứng một cách tốt nhất.
Note: Chủ đề hay liên quan:
https://vancongnghiepnk.wordpress.com/2022/11/29/tim-hieu-van-dieu-khien-khi-nen/
https://dinhbanghn.wixsite.com/vancongnghiep/post/cac-loai-van-dieu-khien-khi-nen
08 Đặc tính của van điều khiển bằng điện
https://kosaplus.wordpress.com/2022/11/21/so-sanh-van-dieu-khien-on-off-voi-van-dieu-khien-tuyen-tinh/
https://dinhbanghn.wixsite.com/vancongnghiep/post/tin-hieu-tuyen-tinh-4-20ma-va-rs485
Van điều khiển bằng điện là gì?